Băn khoăn việc ‘cắt’ đất dự án để chuyên qua làm nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội

Trong dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý hiện đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Xây dựng đưa ra nội dung chủ đầu tư dự án phát triển , khu đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất tại các đô thị từ loại III trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại III trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng NƠXH.

Theo nội dung góp ý của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), sau một thời kỳ rơi vào trạng thái khủng hoảng, từ cuối năm 2013, thị trường BĐS mới có dấu hiệu hồi phục. Do đó doanh nghiệp cũng chỉ mới hồi phục được phần nào, còn trong thực lực doanh nghiệp vẫn còn rất yếu.
HoREA góp ý rằng, do đó quy định dành 20% tổng diện tích đất ở của dự án phát triển BĐS, không phân biệt quy mô dự án, để tạo phát triển NƠXH là chưa phù hợp, mà chỉ nên quy định khoảng 10% diện tích đất dự án là hợp lý.

Nếu trích 20% quỹ đất trong khu dự án Vinhomes Central Park êể làm nhà ở xã hội thì chỉ khiến cho dự án xấu đi, mà dân nghèo cũng không dám đến ở vì dịch vụ đắt đỏ, các loại phí cũng cao. Nếu trích 20% quỹ đất trong khu dự án Vinhomes Central Park êể làm nhà ở xã hội thì chỉ khiến cho dự án xấu đi, mà dân nghèo cũng không dám đến ở vì dịch vụ đắt đỏ, các loại phí cũng cao.

Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho rằng nếu làm dự án NƠXH trong khu nhà ở thương mại, nếu là nhà ở cao cấp, thì có nghĩa người nghèo và người giàu sống chung trong một khu vực, rất khó sử dụng các dịch vụ chung. Ví dụ người nghèo không thể khám chữa bệnh chung với người giàu. “giả sử như có một khu đô thị sang trọng cao cấp, sẽ có 20% người nghèo sống chung với 80% người giàu. Họ sẽ phải ăn phở giá cao, chịu các loại phí dịch vụ giá cao… “E rằng khi dự án xây xong, không có người nghèo nào vào ở”, ông Đực nói.

Giám đốc Đất Lành cũng cho rằng, mỗi doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực riêng, ví dụ doanh nghiệp chuyên làm sẽ không đầu tư cho việc nghiên cứ dự án giá thấp hay NƠXH. Chiến lược kinh doanh của mỗi loại hình mỗi khác. Nếu thêm dự án NƠXH, doanh nghiệp lại phải nghiên cứu thêm một loại hình sản phẩm khác, không phải là sở trường của doanh nghiệp.

“NƠXH là một hình thức khác của chính sách an sinh xã hội, do vậy Nhà nước phải đứng ra làm, chứ không thể phó thác hết cho DN. Hãy nhìn vào Bình Dương để rút ra những bài học thực tế cho việc này. Rõ ràng, Bình Dương đã làm đúng và làm được những điều có lợi cho dân nghèo”, ông Đực nói.

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Chợ Nhà Đất Số – Mua Bán Nhà Đất – Nhà Đất Số – Siêu Thị Nhà Đất